top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png
Ảnh của tác giảBeInvestor

Anh và EU thảo luận những điểm cuối cùng về thỏa thuận thương mại hậu Brexit

Anh và EU đang trên đà đạt được một thỏa thuận thương mại hẹp vào thứ Năm, chuyển từ một kết thúc hỗn loạn sang một cuộc chia rẽ Brexit đã làm lung lay nỗ lực kéo dài 70 năm nhằm xây dựng một châu Âu thống nhất từ đống đổ nát của Thế chiến thứ II.

Mặc dù một thỏa thuận vào phút cuối có thể tránh được cái kết đau lòng nhất cho cuộc chia rẽ Brexit, Anh đang cố tạo khoảng cách xa hơn nhiều với đối tác thương mại lớn nhất của mình so với những gì mà mọi người mong đợi vào thời điểm bỏ phiếu Brexit năm 2016.

Các nguồn tin ở London và Brussels cho biết họ đang rất gần với một thỏa thuận khi Thủ tướng Anh Boris Johnson tổ chức một cuộc họp hội nghị vào đêm muộn với các bộ trưởng cấp cao của mình, và các nhà đàm phán ở Brussels đang nghiên cứu hàng đống văn bản pháp lý.


Vẫn chưa có xác nhận chính thức về một thỏa thuận nhưng thủ tướng Johnson dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo - chỉ bảy ngày trước khi Vương quốc Anh quay lưng lại với thị trường thống nhất và liên minh thuế của EU - vào lúc 23:00 GMT ngày 31 tháng 12.


Những tin tức về một thỏa thuận sắp diễn ra đã kích hoạt đồng bảng Anh tăng vọt và lợi suất trái phiếu tăng trên toàn thế giới. Anh chính thức rời EU vào ngày 31 tháng 1 nhưng vẫn trong giai đoạn chuyển tiếp kể từ thời điểm đó, theo đó các quy tắc về thương mại, đi lại và kinh doanh vẫn không thay đổi. Nhưng từ cuối năm nay, nó sẽ được Brussels xem là quốc gia thứ 3.


Nếu đôi bên đạt được thỏa thuận thuế quan bằng 0 và hạn ngạch bằng 0, điều đó sẽ giúp làm suôn sẻ lĩnh vực thương mại hàng hóa - chiếm một nửa tỷ trọng của 900 tỷ USD tổng thương mại hàng năm của hai bên. Nó cũng sẽ ủng hộ nền hòa bình ở Bắc Ireland - một ưu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ vừa đắc cử Joe Biden, người đã cảnh báo Johnson rằng ông phải duy trì Hiệp ước Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1998.


Ngay cả khi có một hiệp định, một số sự gián đoạn chắc chắn sẽ xảy ra từ ngày 1 tháng 1 khi Anh kết thúc mối quan hệ căng thẳng thường xuyên kéo dài 48 năm với một dự án do Pháp-Đức điều phối nhằm tìm cách gắn kết các quốc gia châu Âu lại với nhau thành một cường quốc toàn cầu hậu Thế chiến thứ II.


Sau nhiều tháng đàm phán mà thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi cả COVID-19 và điều trần từ cả phía Luân Đôn và Paris, các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên của EU đã đưa ra một thỏa thuận như một cách để tránh cơn ác mộng về kết thúc "không có thỏa thuận". Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai của châu Âu (Anh) sẽ vẫn rời bỏ cả thị trường thống nhất lên đến 450 triệu người tiêu dùng (EU), nơi mà cố thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã giúp thành lập, và cả liên minh thuế của nó.


Brexit

Khi Anh gây chấn động thế giới vào năm 2016 bằng cách rời bỏ phiếu rời khỏi EU, nhiều người vẫn mong đợi nó sẽ giữ mối quan hệ mật thiết. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Johnson, gương mặt đại diện cho chiến dịch Brexit năm 2016, khẳng định rằng, vì 52% đã bỏ phiếu để "giành lại quyền kiểm soát" từ EU, anh ấy không quan tâm đến việc chấp nhận các quy tắc của thị trường thống nhất hoặc liên minh thuế.

EU không muốn trao các đặc quyền không có kiểm soát cho một nền kinh tế Anh tự do, không điều tiết bên ngoài khối, và vì vậy có khả năng cũng khuyến khích những quốc gia khác rời đi. Kết quả là một cuộc đàm phán quanh co về một "sân chơi bình đẳng" trong cạnh tranh – điều mà EU yêu cầu để đổi lại quyền tiếp cận thị trường của mình.


Nếu có một thỏa thuận, nó sẽ bao gồm hàng hóa chứ không bao gồm các dịch vụ tài chính – điều khiến Luân Đôn trở thành thủ đô tài chính duy nhất có thể cạnh tranh với New York. Dịch vụ chiếm 80% nền kinh tế Anh. Về bản chất, hiệp định này là một hiệp định thương mại tự do hẹp, bao quanh là các hiệp ước khác về thủy sản, vận tải, năng lượng và hợp tác trong tư pháp và trị an.


Bất chấp thỏa thuận, thương mại hàng hóa sẽ có nhiều quy tắc, thủ tục hơn và chi phí sẽ cao hơn. Sẽ có một số trì hoãn tại các cảng. Mọi thứ từ quy định an toàn thực phẩm và quy tắc xuất khẩu đến chứng nhận sản phẩm sẽ thay đổi.

Anh, quốc gia nhập khẩu khoảng 107 tỷ USD mỗi năm từ EU so với xuất khẩu sang đó, đã tranh cãi đến cùng về cá – hạng mục quan trọng đối với đội tàu đánh cá nhỏ của Anh, nhưng trị giá dưới 0,1% GDP.


Việc tiếp cận thị trường EU đối với các ngân hàng, công ty bảo hiểm và quản lý tài sản có trụ sở tại London đang được xử lý bên ngoài thỏa thuận và tốt nhất là bắt đầu kể từ ngày 1 tháng 1.


EU mất đi sức mạnh quân sự và tình báo chính, 15% GDP, một trong hai thủ đô tài chính hàng đầu thế giới và thị trường tự do mạnh nhất đã đóng vai trò như một hàng rào kiểm tra quan trọng đối với tham vọng của Đức và Pháp.

Nếu không có sức mạnh tập thể của EU, Vương quốc Anh sẽ đứng một mình - và phụ thuộc nhiều hơn vào Hoa Kỳ - khi đàm phán với Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Nó sẽ có nhiều quyền tự chủ hơn nhưng sẽ yếu thế hơn, ít nhất là trong ngắn hạn.


Với một nền kinh tế chỉ bằng 1/5 quy mô của phần còn lại của EU, Johnson cần một thỏa thuận thương mại để giảm thiểu sự gián đoạn Brexit vì virus Corona mới đã gây tổn hại cho nền kinh tế Anh nhiều hơn gây thiệt hại cho các cường quốc công nghiệp lớn khác.


Ngân hàng Trung ương Anh cho biết, ngay cả với một thỏa thuận thương mại, tổng sản phẩm quốc nội của Anh có khả năng bị ảnh hưởng 1% từ Brexit trong quý năm 2021. Và các nhà dự báo ngân sách của Anh cho biết nền kinh tế sẽ thu hẹp 4% trong dài hạn so với giả định nếu Anh vẫn ở trong khối.


Gabriela Baczynska, Guy Faulconbridge và Elizabeth Piper đưa tin; Kate Holton, John Chalmers, William Schomberg, Paul Sandle và Michael Holden bổ sung; Guy Faulconbridge viết; Kevin Liffey biên tập.


Nguồn: Reuters



















Comments


New York Office
bottom of page