top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png
Ảnh của tác giảBeInvestor

Bất chấp đại dịch, đầu tư BĐS nước ngoài của Châu Á có dấu hiệu phục hồi vào năm 2021

Hoa Kỳ là lựa chọn hàng đâu cho các nhà đầu tư Châu Á đầu tư BĐS nước ngoài

Theo nghiên cứu mới từ công ty tư vấn bất động sản toàn cầu CBRE, khối lượng đầu tư bất động sản thương mại ra nước ngoài tại châu Á giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 30 tỷ USD vào năm 2020, do những trở ngại liên quan đến virus Corona bao gồm các biện pháp hạn chế đi lại và việc truy vết, kiểm tra các khu vực đã cản trở hoạt động mua.

Singapore vẫn giữ vị trí top đầu trong khối lượng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, năm thứ ba liên tiếp, chiếm 12,1 tỷ USD các thương vụ trong năm 2020. Việc đồng won Hàn Quốc có chi phí phòng ngừa rủi ro thấp hơn so với đô la Mỹ đã góp phần thúc đẩy số lượng các nhà đầu tư từ thị trường này chiếm gần một nửa số nhà đầu tư người châu Á đầu tư ra nước ngoài và là nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn thứ hai về tổng thể. Trung Quốc đứng thứ ba về tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài, được củng cố bởi một số vụ mua bán lớn ở Australia. Mặc dù đầu tư ra nước ngoài từ Trung Quốc tăng nhẹ trở lại, nhưng tổng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao trong lịch sử.

Hoa Kỳ là điểm đến hàng đầu cho tổng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Châu Á vào năm 2020, thu hút 7 tỷ USD vốn, tiếp theo là Anh, Úc, Trung Quốc và Đức. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Châu Á vào UK đa phần được giữ phù hợp với mức năm 2019 do thanh khoản mạnh và lợi suất hấp dẫn so với các thị trường khác của Châu Âu, phần lớn bù đắp sự không chắc chắn liên quan đến Brexit.

"Mặc dù khối lượng đầu tư ra nước có suy giảm trong năm 2020, chúng tôi lạc quan rằng đầu tư bất động sản sẽ tăng lên trong 12 tháng tới. Khảo sát Dự định của Nhà đầu tư Khu vực Châu Á Thái Bình Dương ghi nhận 70% số lượng nhà đầu tư trong khu vực dự định mua BĐS nước ngoài trong năm 2021, báo hiệu một sự phục hồi nhẹ về khối lượng đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Châu Á trong năm nay”. Tiến sĩ Henry Chin, Giám đốc toàn cầu Bộ phận Thought Leadership Investor và Trưởng bộ phận Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương của CBRE cho biết. "Do hạn chế đi lại liên tục, sự quen thuộc của các nhà đầu tư với châu Á và sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ được dự đoán trước của khu vực, phần lớn các thương vụ mua lại này dự kiến sẽ ở Châu Á tại các thị trường như Tokyo, Singapore, Seoul và các thành phố cấp I của Trung Quốc. , Hoa Kỳ và UK được dự báo sẽ vẫn nằm trong số những điểm đến hàng đầu cho dòng vốn ra nước ngoài, được thúc đẩy bởi chi phí bảo hiểm rủi ro thấp hơn và chênh lệch lợi suất dương."

Logistics là lĩnh vực duy nhất ghi nhận sự gia tăng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của châu Á trong năm, với các thương vụ trị giá 7,2 tỷ USD đã được ký kết, một mức tăng đáng kể so với con số 5,1 tỷ USD vào năm 2019. CBRE kỳ vọng tốc độ tiêu thụ thương mại điện tử do đại dịch gây ra sẽ còn tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với loại BĐS này vào năm 2021, với các danh mục đầu tư vẫn được săn lùng ráo riết. Mối quan tâm đến BĐS hậu cần ở Hoa Kỳ, chiếm hơn một nửa khối lượng đầu tư từ Châu Á ra nước ngoài của lĩnh vực này vào năm ngoái, sẽ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi tính sẵn có tương đối cao và chi phí bảo hiểm rủi ro giảm của các BĐS bằng đô la Mỹ - theo Thông cáo báo chí CBRE.

"Trong khi đại dịch dẫn đến suy giảm lượng đầu tư ra nước ngoài của người châu Á vào năm 2020, nhu cầu mua BĐS ở nước ngoài của người mua vẫn ổn định và mức độ giao dịch trên nhiều loại BĐS quan trọng có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Khi tâm lý thị trường và hoạt động kinh doanh tiếp tục có đà, các nhà đầu tư châu Á tiếp tục tìm kiếm cơ hội. Nhu cầu đối với BĐS hậu cần vẫn duy trì mạnh mẽ trong năm 2021, với một số nhà đầu tư thậm chí sẵn lòng trả giá cao hơn giá rao bán.” Greg Hyland, Giám đốc Thị trường Vốn, Châu Á Thái Bình Dương của CBRE cho biết.

Bất chấp những lo ngại về triển vọng nhu cầu BĐS văn phòng sau khi mô hình làm việc từ xa được áp dụng tương đối thành công, lĩnh vực này vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ những các nhà đầu tư châu Á đang tìm kiếm loại BĐS này bên ngoài quốc gia quê hương của họ. Các giao dịch bán và cho thuê lại các trụ sở công ty lớn là khoản đầu tư đặc biệt phổ biến, cũng như các BĐS văn phòng tạo ra thu nhập khác. Các giao dịch văn phòng trị giá 17,5 tỷ USD đã được các nhà đầu tư châu Á ký kết vào năm 2020, nhiều hơn tất cả các lĩnh vực khác cộng lại.


Theo: World Property Journal

Comments


New York Office
bottom of page