Tiến sĩ Christian H. Kaelin là Chủ tịch của Henley & Partners. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư di cư và là người đưa ra khái niệm Chỉ số hộ chiếu. Bài viết này thể hiện quan điểm của ông về vấn đề đa dạng hóa quốc tịch trong tình hình thế giới hiện nay.
Tầm quan trọng của đa quốc tịch trong tình hình thế giới hiện tại và trong tương lai
Chuyên gia đầu tư người Mỹ Jim Rogers đã tuyên bố tại hội nghị Cư trú và Quốc tịch Toàn cầu lần thứ 11 của Henley & Partners ở Hồng Kông vào năm 2017 rằng “trong hai mươi năm tới, nếu bị mắc kẹt chỉ với một hộ chiếu, bạn có thể bị thiệt hại rất nặng”. Vào thời điểm đó, chúng tôi không hề biết rằng chưa đầy ba năm sau đó, dự đoán của ông đã trở thành sự thật. Tình huống chưa từng có do Covid-19 gây ra đã buộc nhiều cá nhân, tổ chức và chính phủ phải đánh giá lại hoàn cảnh của họ và theo đuổi các lựa chọn mới. Do hậu quả của đại dịch, nhiều quốc gia tiên tiến đã phải áp dụng các ưu tiên hướng nội hơn, dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, giảm đáng kể khả năng di chuyển toàn cầu và hạn chế quyền tự do của người dân để đưa những lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp và các gia đình trực thuộc quốc gia của mình.
Sự tái xuất hiện của các biên giới và các ưu tiên quốc gia
Ngay cả trước Covid-19, các dấu hiệu của việc tự điều chỉnh đã xuất hiện. Một số quốc gia bắt đầu thay đổi cách tiếp cận của họ đối với các vấn đề quốc tế và kinh doanh, dẫn đến những thay đổi chính sách đáng chú ý nhằm tạo khoảng cách với một số nước ngoài hoặc các thể chế quốc tế. Những tác động của những thay đổi này đang tiếp tục diễn ra, và những ảnh hưởng rộng lớn hơn của chúng sẽ chỉ có thể được nhìn thấy sau một thời gian dài. Brexit là một ví dụ tiêu biểu cho xu hướng này. Việc Anh (UK) rút khỏi Liên Minh Châu Âu (EU) loại trừ nước này khỏi thị trường chung châu Âu và đã có tác động đến cả hai bên đối với khả năng tự do đi lại/lưu thông của cả con người, hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn đầu tư - bốn quyền tự do cơ bản được các hiệp ước EU đảm bảo. Và trong khi Brexit có vẻ là một ngoại lệ vì nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông, trong nhiều năm qua đã có các cuộc thảo luận ở các quốc gia khác, thậm chí bao gồm cả Ý, về việc rời EU.
Sự biến động phát sinh từ các loại thay đổi chính sách và biến động chính trị này có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Một trường hợp điển hình là Hồng Kông, nơi có nền kinh tế bị ảnh hưởng kể từ khi luật an ninh quốc gia mới được thông qua vào tháng 6 năm 2020. Bản thân Trung Quốc đã chứng kiến sự ra đi của các công ty quan trọng và nhiều cá nhân có giá trị ròng cao bất chấp những cơ hội lớn mà nó mang lại.
Thêm nhiều chính sách bảo hộ hơn sau cú sốc đại dịch
Giờ đây, các khu vực trên thế giới đang thận trọng nới lỏng giãn cách, cách ly (mặc dù trong khi những nơi khác đang duy trì các biện pháp này), thì không thể bỏ qua hiệu ứng gợn sóng có thể xảy ra của đại dịch. Thương mại toàn cầu và tính di động quốc tế, như chúng ta đã biết, đang liên tục bị đe dọa. Tương lai sau đại dịch vẫn không thể đoán trước được, nhưng ở một mức độ nào đó ta vẫn có thể đoán trước được hướng đi của thế giới. Những nghi ngờ đã nảy sinh xung quanh hiệu xuất của các tổ chức quốc tế trong việc xử lý cuộc khủng hoảng toàn cầu này và hậu quả là nhiều quốc gia đang xem xét khôi phục một số chủ quyền mà họ cảm thấy đã mất trong một nền kinh tế toàn cầu hóa hơn.
Vì những lý do chiến lược, một số quốc gia đã đưa ra quan điểm rằng họ có thể tốt hơn họ nên sản xuất các mặt hàng thiết yếu như thuốc, vắc xin và khẩu trang y tếtrong nước. Cuộc khủng hoảng cũng đã có tác động xã hội đáng kể - đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp – điều có khả năng này tạo ra những bất ổn mới, khiến các chính phủ phải xem xét áp dụng các chính sách bảo hộ và khuyến khích việc di dời các hoạt động kinh tế bất thình lình (với rất ít dự báo trước).
Không rõ các hạn chế đi lại sẽ còn tồn tại trong bao lâu, nhưng các nhà dự báo cho rằng lưu lượng di chuyển quốc tế, dù là hàng không hay hàng hải, ít nhất sẽ vẫn ở mức thấp trong suốt năm 2021. Trong lộ trình trung hạn, điều này có thể tăng cường xu hướng tái tổ chức nền kinh tế toàn cầu theo các khu vực - không phải theo “các khu vực văn minh” như Samuel Huntington mô tả trong cuốn “Cuộc đụng độ của các nền văn minh” - năm 1993 nổi tiếng của mình, mà là về mặt địa lý, với những điều chỉnh tùy thuộc vào các lợi ích kinh tế cụ thể.
Quyền và đặc quyền của công dân bị đe dọa
Vì tất cả những lý do này, tính di động toàn cầu có thể bị cản trở trong một thời gian. Có thể còn có những rào cản lớn hơn ở phía trước, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài và các khu vực pháp lý và hệ thống y tế thuận lợi hơn trong tương lai. Kể từ khi đại dịch xảy ra, việc đảm bảo quyền tiếp cận trong tương lai cho người nhiều sự lựa chọn cư trú và / hoặc người có hai quốc tịch, cho dù bằng cách tra lại nguồn gốc tổ tiên hoặc bằng cách tham gia vào các chương trình cư trú và đầu tư nhận quyền công dân (CBI), càng trở nên cần thiết hơn đối với các doanh nhân, nhà đầu tư và gia đình của họ như một phương tiện để giảm thiểu sự biến động và giảm mức độ rủi ro của họ ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Thật vậy, khi các chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để hạn chế sự lây lan của Covid-19 trong lãnh thổ của họ, một số quốc gia đã tự do áp dụng các đặc quyền công dân được ban cho công dân của họ - ngay cả khi đó là vi phạm luật pháp quốc tế. Lấy ví dụ như Úc, vào tháng 5 đã từ chối cho phép hàng ngàn người Úc quay trở lại lãnh thổ quốc gia nếu họ đã ở lại Ấn Độ từ hai tuần trở lên trước khi về nước.
Biên giới đã bị đóng và việc kiểm tra biên giới nội bộ đã được thực hiện lại trong EU trong lần phong tỏa đầu tiên. Mặc dù các quy định của Schengen cho phép đóng cửa tạm thời các biên giới, nhưng các biện pháp này đã thúc đẩy các Thành viên của Nghị viện Châu Âu thông qua một nghị quyết kêu gọi “nhanh chóng mang Khu vực Schengen hoạt động trở lại với đầy đủ chức năng”. Ngoài ra, tiết lộ rằng EU đã xuất khẩu 77 triệu liều vaccine cho 33 quốc gia nước ngoài trong khi các quốc gia thành viên đang vật lộn với các chương trình triển khai của riêng họ đã làm dấy lên nhiều thắc mắc và trong một số trường hợp còn bị công dân của họ lên án.
Các nền kinh tế tiên tiến tìm đến đầu tư di trú để thu hút tài năng và nguồn tiền
Để đối phó với thảm họa đại dịch, nhiều quốc gia khác đang phát triển các chương trình định cư và quốc tịch thông qua đầu tư để thu hút các cá nhân tài năng và các nhà đầu tư giàu có, và do đó tăng cường 'công bằng chủ quyền' của họ - một thuật ngữ chúng tôi đã đặt ra để mô tả cách thức di cư theo diện đầu tư có khả năng mang lại cho các quốc gia một nguồn thu bền vững đáng kể mà họ không phải tăng nợ (điều có thể tạo gánh nặng cho các thế hệ tương lai). Khả năng mở rộng công bằng chủ quyền của một quốc gia bằng cách tăng số lượng công dân đóng góp tích cực cho phúc lợi trong tương lai của quốc gia đó cũng có khả năng giảm thiểu khía cạnh chính của bất bình đẳng trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia một cách đáng kể. Điều này được thúc đẩy bởi ngành đầu tư di trú.
Với Covid-19 và sự liên tục định hình lại nền kinh tế, sự đa dạng hóa đồng thời về nơi cư trú, địa lý và quyền công dân mà việc tham gia vào các chương trình đầu tư di trú mang lại cũng cung cấp cho cá nhân các nhà đầu tư sự an toàn và ổn định, khả năng vượt qua các ràng buộc và khả năng mở rộng danh mục tài sản của họ.
Đối với các quốc gia sở tại, mục tiêu chính nhằm thu hút và giữ chân các cá nhân có tay nghề cao và các gia đình giàu có là đảm bảo rằng các cư dân và công dân mới được bổ sung vẫn hoạt động tích cực trên thị trường quốc gia của họ và đóng góp cho nền kinh tế địa phương. Chẳng hạn, số lượng triệu phú ở New Zealand đã tăng 1/3 trong vòng 5 năm qua nhưng vẫn được dự đoán sẽ tăng 72% trong 5 năm tới, một phần nhờ vào việc quản lý đại dịch Covid-19 đáng khen ngợi. Vào tháng 5, Thủ tướng Jacinda Ardern đã công bố những cải cách mang tầm quan trọng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư của những cá nhân giàu có và đủ điều kiện.
Các quốc gia khác, đặc biệt là một số nước ở Trung Đông, đang tập trung vào việc đa dạng hóa nền kinh tế của họ và đang khám phá những ý tưởng tương tự. Ví dụ, vào đầu năm nay, Oman, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu Vương Quốc Ả-Rập (UAE) đã thực hiện các thay đổi về luật pháp để cho phép một số công dân nước ngoài định cư lâu hơn hoặc nhập quốc tịch, miễn là họ có lợi cho các quốc gia đó, cho dù về kinh tế hay văn hóa.
Sau những bước tiến như vậy, nhiều quốc gia khác đã cung cấp các chương trình đầu tư di trú để sẵn sàng đối mặt với thách thức này bằng cách tạo ra các lựa chọn mới để khuyến khích người giàu trên thế giới. Trong tương lai gần, những cơ hội này có thể rất cần thiết để đảm bảo hoặc nâng cao sự thịnh vượng tài chính và tính bền vững của sự thịnh vượng này.
Đầu tư di trú sẽ chứng tỏ mình là một giải pháp lâu dài trên thế giới trong tương lai. Nó có ý nghĩa lớn, nó bền vững và nhờ nó đôi bên, tất cả đều cùng có lợi.
Theo Henleyglobal.com
BeInvestor.net Dịch
Comments