top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png
Ảnh của tác giảBeInvestor

Di trú Hoa Kỳ - Những động thái có tác động to lớn lên cộng đồng nhập cư Hoa Kỳ năm 2020

Đã cập nhật: 19 thg 12, 2020

Năm cuối trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Trump đã mang lại những thay đổi lớn cho hệ thống nhập cư Hoa Kỳ.

Năm cuối cùng nhậm chức của Tổng thống Donald Trump đầy biến động, chính quyền của ông tiếp tục nỗ lực hạn chế mọi loại hình nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp. Trong khi chính quyền Trump đã chỉ cố gắng hoàn thành khoảng 30 dặm bức tường mới dọc biên giới phía Nam của Mỹ, nó đã thành công áp đặt một loạt các rào cản pháp lý cho những người nhập cư tiềm năng.

Các rào cản pháp lý đã được chứng minh là có hiệu quả, làm giảm tỷ lệ nhập cư hợp pháp xuống còn một nửa mức được ghi nhận trong năm 2016. Giờ đây, các quan chức đang gấp rút xây dựng thêm rào cản pháp lý trước khi ông Trump rời nhiệm sở.


Dưới đây là những sự kiện chính trong ngành nhập cư Mỹ trong năm 2020:

1. Covid-19

Chính quyền Trump gọi COVID-19 là "virus Trung Quốc" và nhanh chóng lợi dụng cuộc khủng hoảng để biện minh cho các rào cản trong việc đi lại và nhập cư. Vào tháng 4, Tổng thống Trump đã ban hành một lệnh ngừng cấp một số loại thẻ xanh, bao gồm một số loại thị thực gia đình và việc làm, một biện pháp Boundless ước tính sẽ dẫn đến việc mỗi năm sẽ có khoản 358.000 người bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Vào tháng 6, ông Trump đã ban hành một tuyên bố bổ sung cấm nhiều công nhân lành nghề, lao động thời vụ, khách trao đổi và nhân viên của các công ty đa quốc gia nhập cảnh. Xuất phát từ việc kéo dài lệnh cấm du lịch, các biện pháp này tiếp tục gây trở ngại lớn cho nhiều đối tượng nhập cư.


2. Lệ phí công

Để giáng một đòn mạnh mẽ vào những người ủng hộ nhập cư, Tòa án Tối cao đã bắt đầu năm 2020 bằng cách ủng hộ quy định về phí công của Tổng thống Trump, một chính sách gây tranh cãi mà những người nhập cư hiện tại và sắp nhập cư phải trải qua quá trình kiểm tra tài chính nghiêm ngặt hơn. Quy tắc này làm tăng gánh nặng hành chính đối với người nộp đơn xin thị thực - và với việc USCIS lợi dịch quy định này để ngăn chặn những người nộp đơn xin thẻ xanh, điều này làm tăng áp lực lên bất cứ cá nhân nào làm việc với hồ sơ xin nhập cư trong năm 2020.


3. DACA

Vào tháng 6, Tòa án Tối cao đã ban hành một phán quyết lịch sử - phục hồi chương trình Deferred Action for Childhood Arrivals (DACA), cho phép hơn 700.000 thanh niên được đưa đến Hoa Kỳ khi còn nhỏ được tiếp tục sống và làm việc hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, Bộ An ninh Nội địa đã công bố một bản ghi nhớ cấm những người nộp đơn mới nhận quyền lợi DACA, và thay đổi thời hạn của chương trình DACA từ hai năm thành một năm. Vào tháng 12, một thẩm phán đã hủy bỏ bản ghi nhớ và ra lệnh cho DHS bắt đầu chấp nhận các ứng viên mới, khôi phục hoàn toàn chương trình DACA.


4. Người xin tị nạn và người tị nạn

Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các quan chức biên giới và nhập cư đã tận dụng các quy tắc y tế công cộng để từ chối hàng chục nghìn người xin tị nạn khỏi biên giới Hoa Kỳ với Mexico. Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu hàng chục nghìn người xin tị nạn chờ đợi ở Mexico trong khi trường hợp của họ được xem xét, một chính sách mà Tòa án Tối cao hiện đang xem xét kỹ lưỡng. Vào tháng 10, Trump đã giảm giới hạn số người tị nạn cho năm tài chính 2021 xuống chỉ còn 15.000 người - mức thấp kỷ lục và đề xuất cấm hầu hết người tị nạn từ Somalia, Syria và Yemen. Cùng tháng, một báo cáo gay gắt của quốc hội cáo buộc chính quyền "thiếu năng lực, liều lĩnh và tàn ác" vì đã tách những người xin tị nạn khỏi con cái của họ ở biên giới.


5. Những vấn đề của USCIS (Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ)

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã phải đối mặt với các vấn đề tài chính trong những năm gần đây. Năm ngoái, cơ quan này đã tìm cách thực hiện các đợt tăng lệ phí đáng kể, bao gồm tăng gấp đôi lệ phí thẻ xanh kết hôn và tăng 60% lệ phí nhập tịch. Vào tháng 9 năm 2020, chỉ vài ngày trước khi lịch trình mới được ban hành, một thẩm phán đã chặn việc tăng lệ phí. USCIS cũng bày tỏ ý định sẽ cho 13.400 nhân viên nghỉ việc hưởng lương chính phủ để bù đắp khoản thiếu hụt ngân sách. Mặc dù cơ quan này đã xoay sở để không phải thực hiện động thái này, Phó Giám đốc về Chính sách của USCIS Joseph Edlow cho biết trong một tuyên bố rằng việc cắt giảm chi tiêu mạnh tay sẽ "làm tăng lượng công việc tồn đọng và thời gian chờ đợi, không có gì đảm bảo rằng chúng tôi có thể tránh được những rắc rối trong tương lai", nói thêm rằng nguồn tài trợ của quốc hội sẽ cần thiết để giữ cho cơ quan này tồn tại vào năm 2021.


6. Những yêu cầu mới dành cho người xin visa

Trong năm 2020, USCIS đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm làm tăng tính phức tạp của quá trình xin visa, nhập tịch hoặc các quyền lợi của dân nhập cư. Vào tháng Giêng, USCIS đã công bố các quy tắc mới về “thư bảo mật” yêu cầu người nhập cư phải đích thân nhận giấy phép lao động, thẻ xanh và các tài liệu nhập cư khác. Vào tháng 8, có thông tin rằng USCIS đã bắt đầu từ chối các đơn đăng ký có bỏ trống bất kỳ một mục nào, ngay cả khi câu hỏi rõ ràng không liên quan đến người nộp đơn. Và vào tháng 9, chính quyền đã công bố kế hoạch yêu cầu DNA, quét võng mạc và dữ liệu sinh trắc học mở rộng khác từ những người nhập cư, bao gồm cả trẻ em và người bảo trợ của họ.


7. Con đường nhập tịch khó khăn hơn

Sự thiếu hụt nhân sự của USCIS, nạn quan liêu và việc hàng loạt văn phòng đóng cửa cũng gây ra những rắc rối không nhỏ cho những cá nhân hi vọng thành công dân Mỹ, Boundless nhận thấy sự trì trệ của bộ máy hành chính đã làm trì hoãn cơ hội nhập tịch của gần 300.000 ứng viên đủ điều kiện kịp thời bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11. Vào tháng 11, chính quyền đã làm trầm trọng thêm vấn đề bằng cách công bố một bài kiểm tra công dân phức tạp, kéo dài và bảo thủ về mặt chính trị, trong một động thái dự kiến sẽ làm chậm hơn nữa việc xử lý các trường hợp nhập tịch của USCIS. Bộ Tư pháp cũng thành lập một văn phòng mới với mục đích duy nhất là tước quyền công dân của những người Mỹ sinh ra ở nước ngoài.


8. Cuộc bầu cử Tổng thống

Trước sự ngạc nhiên của một số người, Trump đã chọn không coi các chính sách nhập cư là một phần quan trọng trong chiến dịch tái tranh cử của mình, với việc nhập cư rất ít được đề cập – và rất ít khẩu hiệu “Build the wall!” xuất hiện trong các cuộc biểu tình, quảng cáo hoặc phần tranh luận của ông ấy. Thay vào đó, Trump đã tìm cách loại bỏ sự ủng hộ thiểu số đối với Đảng Dân chủ, tiếp cận với các cử tri gốc Tây Ban Nha ở Nam Florida và tăng tỷ lệ tổng số phiếu bầu của người Latinh từ 18% năm 2016 lên khoảng 28% vào năm 2020. Điều đó không đủ để đảm bảo chiến thắng trước Joe Biden, tuy nhiên khiến Nhà Trắng kết thúc năm 2020 rất chật vật để xử lý những di sản của Trump về chính sách nhập cư trước khi Tổng thống đắc cử Biden nhậm chức.




留言


New York Office
bottom of page