top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png
Ảnh của tác giảBeInvestor

Giấc mơ làm việc từ xa trên một bãi biển tiềm ẩn nguy cơ gây ra cơn ác mộng về thuế

Với thực tế nhiều công ty có chính sách làm việc từ xa như một chế độ quyền lợi làm việc, nhiều người lao động đang di chuyển giữa các quốc gia. Điều đó có thể dẫn đến nhiều phức tạp khi họ khai báo thuế.


Trong một khoảnh khắc, hãy tưởng tượng rằng đại dịch đã kết thúc. Di chuyển toàn cầu đã hồi phục trở lại, các điểm nóng của Covid đã là dĩ vãng và các công ty giờ đây thực sự giữ lời hứa: cho phép nhân viên làm việc từ xa từ mọi nơi trên thế giới, ít nhất là vài tháng một năm.

Người lao động ngày càng mong muốn có chế độ làm việc từ xa. Ảnh: Hans Neleman / Stone / Getty Images

Sau đó, hãy hình dung một người Luân Đôn, một người New York và một người Hồng Kông cùng bước vào một quán bar. Giả sử quán bar đó ở Rio de Janeiro. Cả ba người họ đều có mức lương như nhau là 100.000 USD - và đã được phép làm việc từ xa ở Brazil trong hai tháng. Khi họ kết thúc đợt làm việc từ xa này và trở về nhà, ai sẽ là người nợ thuế nhiều nhất?


Đó là câu hỏi hóc búa mà nười lao động và cả người sử dụng lao động đang cố gắng xác định khi họ lên kế hoạch sắp xếp công việc sau đại dịch. Mặc dù tiếp tục không chắc chắn và việc tuyển dụng không đồng đều, thị trường việc làm đang thắt chặt ở nhiều quốc gia và các công ty - đặc biệt là các công ty khởi nghiệp đang mong muốn thu hút nhân tài mới bằng các chế độ làm việc từ xa.

Theo Robert Salter của công ty tư vấn thuế Blick Rothenberg, người New York làm việc từ Brazil có thể phải đóng mức thuế cao nhất, trong khi người Luân Đôn không phải trả thêm thuế. Tuy nhiên, điều này dựa trên giả định rằng cả ba đều khai báo các khoản thuế Brazil của họ đúng thời hạn theo quy định và - có lẽ quan trọng nhất là để tránh những sai lầm tốn kém - bằng tiếng Bồ Đào Nha.


Và ông cảnh báo về trường hợp xấu nhất xảy ra đối với thế hệ người lao động mới này: bị yêu cầu khai nhiều loại thuế ở các quốc gia khác nhau đồng thời mất đi bất cứ lợi ích nào (nếu có) từ các hiệp ước thuế giữa các khu vực tài phán.


"Đó có thể là một thảm họa" - ông cho biết "Bạn có thể phải khai báo thuế đến bốn hoặc năm lần."


Xu hướng lựa chọn công việc

Mười năm trước, những công ty như Uber, Facebook và Instagram đã cạnh tranh nhân tài với các công ty ở Phố Wall bằng cách cung cấp bữa trưa miễn phí, thiết kế văn phòng kỳ công và chính sách ăn mặc thoải mái nơi công sở.

Giờ đây, các công ty từ London đến New York, từ Toronto đến Berlin đang hợp thức hóa và thậm chí mở rộng các lựa chọn làm việc linh hoạt thời Covid của họ, thường có các chính sách tự do về nơi làm việc và thời hạn tự do lựa chọn nơi làm việc.


Andrea Miotto, một chuyên viên phát triển iOs 29 tuổi làm việc cho công ty khởi nghiệp Droplet có trụ sở tại Cambridge, Anh, cho biết "Làm việc từ xa chính là xu hướng mới."

Andrea Miotto trên một bãi biển ở quần đảo Canary. Ảnh: Andrea Miotto

Là một người gốc Venice, Ý, Miotto đã được Droplet thuê vào năm ngoái. Kể từ đó, anh đã làm việc trên khắp đất nước quê hương của mình, từ Puglia đến dãy Alps. Trong vài tháng qua, anh ấy đã chuyển qua làm việc tại Quần đảo Canary yên bình của Tây Ban Nha.

Nick Bloom, một giáo sư kinh tế tại Đại học Stanford đã từng nghiên cứu xu hướng làm việc tại nhà cho biết: “Đây không chỉ là một mánh lới tuyển dụng. Đây là một đề xuất về phong cách sống khá có giá trị và có thể là cách duy nhất khiến bạn thuê được những người giỏi.”


Đầu năm nay, Revolut, một trong những công ty khởi nghiệp giá trị nhất châu Âu, đã thông báo rằng 2.000 nhân viên của họ sẽ được phép làm việc ở nước ngoài tối đa hai tháng một năm. Chiara Baroni, một giám đốc truyền thông của Revolut thường làm việc tại Berlin, cho biết cô đã tận dụng sự thay đổi chính sách để làm việc trên đảo Tenerife hồi mùa xuân này.


Paddle, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Luân Đôn với khoảng 130 nhân viên ở Anh, cũng đang chuyển hướng để cho phép nhân viên làm việc từ mọi nơi, kể cả nước ngoài, theo Alison Owens, đối tác cấp cao của Paddle cho biết. Paddle quản lý nhân viên của mình thông qua một công ty quản lý nhân sự chuyên nghiệp.


"Tình huống khó xử"

Nhiều công ty đang dựa vào việc thuê ngoài như vậy để được hỗ trợ quản lý với lực lượng lao động từ xa. Công ty khởi nghiệp về bảng lương Deel đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt trong năm ngoái đối với các dịch vụ quản lý nhân viên ở nước ngoài với sự kết hợp của phần mềm, chuyên gia kế toán trong nước và thậm chí cả bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Dan Westgarth, Giám đốc điều hành cho biết: “Hàng trăm công ty tìm đến chúng tôi mỗi ngày."


Điều đó đặt ra những thách thức đối với các chính sách làm việc từ mọi nơi. Chưa được kiểm chứng ở quy mô lớn, những đặc quyền như vậy đi kèm với rủi ro lớn cho người lao động và công ty vào thời điểm mà các chính phủ đang tìm cách thông biên giới và rất cần thu thuế.


Cố vấn thuế Salter nói: "Có thể phát sinh một số tình huống khá là khó xử."


Thậm chí, những người làm việc ở nước ngoài chỉ trong vài tuần có thể nhận thấy mình phải chịu các khoản thuế ở các khu vực pháp lý ở nước ngoài, ông nói. Nhiều quốc gia đã có các hiệp ước (chống) đánh thuế hai lần để tránh bị đánh thuế quá mức.


Nhưng những thỏa thuận như vậy chỉ có thể có hiệu lực đối với các loại thuế liên bang chứ không phải đối với nghĩa vụ của thành phố hoặc tiểu bang phổ biến ở nhiều vùng của Hoa Kỳ hoặc các nghĩa vụ an sinh xã hội phổ biến ở Châu Âu. Dòng tiền cũng có thể trở thành vấn đề nếu các quốc gia hứa hoàn thuế nhưng chỉ sau khi bạn đã hoàn tất nghĩa vụ ở nhiều quốc gia, Salter nói. Và các công ty cho phép quá nhiều nhân viên làm việc từ cùng một quốc gia nước ngoài có thể nhận thấy mình có nghĩa vụ phải nộp thuế doanh nghiệp địa phương.


Lời khuyên tốt nhất của Salter là gì? Hãy tham khảo ý kiến trong công ty của bạn chứ đừng nghe lời "mấy anh em gặp ở quán bar".

Bạn có thể nghe những lời hoang đường kiểu 'nếu anh không sống ở quốc gia đó 180 ngày thì không sao đâu' rất nhiều lần. Luận điểm đó thật là vô nghĩa và tiềm ẩn nguy cơ.

Xem xét tất cả những điều trên, Salter đã tính toán nghĩa vụ thuế của người Luân Đôn, người Hồng Kông và người New York trong ví dụ nêu trên làm việc hai tháng ở Brazil, có cân nhắc các quy tắc có đi có lại khác nhau giữa các khu vực pháp lý này.


Cuối cùng, người New York trong ví dụ nêu trên có thể phải thanh toán thêm 1.648 USD tiền thuế so với việc nếu anh ta vẫn làm việc ở New York trong khoảng thời gian 2 tháng đó. Điều này đa phần là do mức thuế cố định 25% của Brazil dành cho người không phải cư dân cao hơn mức thuế liên bang Hoa Kỳ là 24% và do Thành phố New York, bang New York cũng không có chế độ khấu trừ thuế đã nộp tại Brazil. Người Hồng Kông có thể phải trả thêm 1.334 USD khi làm việc hai tháng ở Brazil vì mức thuế của Brazil cao hơn. Người Luân Đôn, may mắn hơn, mức thuế 40% của UK cao hơn của Brazil và UK có cung cấp khoản trợ cấp hoàn thuế cho các khoản thuế đã nộp tại Brazil.


Đối với Miotto, lập trình viên iOS, anh ấy nói rằng anh ấy đang xem xét tình trạng thuế của mình một cách cẩn thận. Công ty của anh ấy đã cho anh ấy lựa chọn sống ở UKvà trở thành cư dân đóng thuế ở đó, hoặc làm việc như một đối tác trên hợp đồng có trụ sở tại Ý. Anh ấy chọn phương án thứ hai, điều này có nghĩa là tình trạng thuế của anh ấy được rõ ràng hơn vì anh ấy đã làm việc ở các quốc gia EU và không phải chật vật với sự không chắc chắn của Brexit.


Tuy nhiên, anh ấy đang muốn tiến xa hơn. Thái Lan, Indonesia và Nam Phi đều nằm trong danh sách cân nhắc của anh ấy trong những tháng tới. Nếu chuyên gia hướng dẫn đưa ra bất kỳ gợi ý nào, anh ta sẽ cần phải theo dõi rất cẩn thận hồ sơ thuế của mình.


Theo: Bloomberg

Comments


New York Office
bottom of page