Năm nay, Liên hợp quốc (United Nations) đã xếp hạng Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ tư liên tiếp. Sự công nhận này dựa trên các cuộc khảo sát quốc tế, trong đó người dân được hỏi về mức độ hạnh phúc của họ.
Nhưng Phần Lan cũng phải đối mặt với một thách thức về nhân khẩu học: thực tế là 39% lực lượng lao động đang ngày càng giảm của nước này hiện trên 65 tuổi. Liên hợp quốc dự báo rằng “tỷ lệ người lớn tuổi phụ thuộc” của Phần Lan sẽ tăng lên hơn 47% vào năm 2030.
Mặc dù Phần Lan đã công bố tỷ lệ nhập cư ròng gia tăng hầu như suốt thập kỷ vừa qua - ví dụ như trong năm 2019 có 15.000 người nhập cư vào Phần Lan - chính phủ cảnh báo quốc gia có 5,5 triệu người này phải tăng gấp đôi số lượng nhập cư lên 20.000-30.000 mỗi năm để duy trì các dịch vụ công và ngăn chặn thâm hụt lương hưu.
Chính phủ Phần Lan đã nhận thức được vấn đề nhân khẩu học
Để đạt được mục tiêu đó, cách đây 4 năm chính phủ Phần Lan đã giới thiệu chương trình “Tăng trưởng nhân tài”. Chương trình hành chính chéo, hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ Kinh tế và Việc làm, rất thẳng thắn trong việc mô tả tình hình và sứ mệnh của chính mình: “Phần Lan cần nhiều lao động có kỹ năng hơn."
Mục tiêu của chương trình Tăng trưởng nhân tài là thu hút nhân tài quốc tế đến Phần Lan và nâng cao nhận thức và sự công nhận đối với Phần Lan trên toàn cầu.
Dân số trong độ tuổi lao động của Phần Lan ngày càng giảm và gia tăng dân số phần lớn dựa vào nhập cư" - trang web của Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan viết.
“Nếu không có đủ người nhập cư, nguồn cung lao động và trong dài hạn, việc làm sẽ giảm đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ phụ thuộc kinh tế, tỷ lệ việc làm và khoảng cách bền vững của Phần Lan. Phần Lan đang cạnh tranh với phần còn lại của thế giới để tìm kiếm những tài năng xuất sắc nhất," trang web cho biết thêm.
Vấn đề chống nhập cư ở Phần Lan
Mặc dù xếp hạng rất cao trong các bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng cuộc sống, tự do và bình đẳng giới, không có tham nhũng, tội phạm và ô nhiễm; Phần Lan cũng có những vấn đề nổi cộm như chi phí sinh hoạt cao, thời tiết lạnh giá, mùa đông đen tối và ngôn ngữ nổi tiếng khó.
Tâm lý chống người nhập cư cũng như không muốn tuyển dụng người ngoài cũng phổ biến ở một trong những cộng đồng Tây Âu này.
Mặc dù tình trạng thiếu lao động đang thúc đẩy nhiều công ty nới lỏng tâm lý khăng khăng chỉ thuê lao động Phần Lan bản địa, nhưng nhiều người nước ngoài phàn nàn về sự miễn cưỡng trong việc công nhận các bằng cấp ở nước ngoài và định kiến đối với các ứng viên không phải là người Phần Lan.
“Chương trình Talent Boost sẽ kích thích cuộc tranh luận về sự cởi mở của thị trường lao động Phần Lan. Thái độ, vấn nạn phân biệt đối xử và sự thiếu đa dạng tại nơi làm việc ảnh hưởng đến tinh thần sẵn lòng ở lại và tìm việc làm ở Phần Lan của các chuyên gia quốc tế, đồng thời chúng cũng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của Phần Lan nói chung trong mắt họ”, trang web của Bộ Kinh tế và Việc làm cho biết.
Helsinki: "An toàn, hiệu quả, đáng tin cậy, dễ tiên liệu"... liệu có hiếu khách?
Phát biểu với hãng tin AFP, Thị trưởng Helsinki Jan Vaaavuori nói rằng các công ty khởi nghiệp trẻ “đã chia sẻ với tôi rằng họ có thể mời bất cứ ai trên thế giới đến và làm việc cho họ ở Helsinki, miễn là ứng viên còn độc thân. Nhưng vợ chồng họ vẫn gặp khó khăn rất lớn trong việc tìm kiếm một công việc tử tế”.
Comments